Cách vệ sinh bếp ga sạch sẽ của các chuyên gia ngành bếp

Trong quá trình sử dụng, nếu không vệ sinh bếp ga hàng ngày thì bếp của bạn rất nhanh bị bám dính dầu mỡ. Đặc biệt, nếu lâu ngày không lau chùi, các vết bẩn này sẽ keo kết và rất khó tẩy rửa. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của bếp. Và cứ duy trì như vậy, bếp của bạn sẽ nhanh xuống cấp và sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng.

Khi các vết bẩn đã keo kết, thì việc làm sạch càng trở nên khó khăn. Đặc biệt tại vị trí kiềng bếp ga. Đây là một vị trí có nhiều mảng bám, và rất khó vệ sinh. Vậy làm thế nào để bếp trở nên sạch sẽ sáng bóng? Trong nội dung dưới đây, Thái An Gas sẽ chia sẻ với bạn chi tiết về cách vệ sinh bếp ga. Các bước thực khiện khá đơn giản mà đôi khi bạn không nghĩ đến. Vậy đó là những cách nào? Mời bạn tham khảo các mẹo làm sạch bếp ga theo các bước dưới đây. Tuy nhiên trước khi lau chùi, bạn cần ngắt gas, và đảm bảo bếp gas đã nguội hẳn.

Bước 1: Tháo và làm sạch kiềng bếp gas

Đây là vị trí gần như bẩn nhất của bếp. Bạn cần tháo kiềng và vệ sinh bộ phận này trước. Cách làm sạch kiềng bếp ga cũng khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp. Đó có thể là chanh, là bột baking soda, giấm ăn, hoặc dầu ăn, muối…

Vệ sinh bếp gas b1: Tháo và làm sạch kiềng bếp gas
Tháo và làm sạch kiềng bếp gas

Nếu sử dụng chanh, bạn thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần cắt đôi quả chanh, sau dó chà lên bộ phận cần làm sạch. Và đợi khoảng 10-15 phút để vết bẩn tan ra. Sau đó, bạn dùng khăn lau sạch, và có thể kết hợp thêm dầu rửa bát vệ sinh lại cho sạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm kiềng vào nước nóng để cho các vết bẩn trở nên mềm và tan ra. Khi đó, bạn dùng khăn và nước rửa bát để vệ sinh sạch sẽ. Trong những trường hợp vết bẩn cứng đầu hơn, bạn có thể dùng bột baking soda. Chỉ cần hòa bột này với nước tạo thành dung dịch, sau đó bạn nhúng cả kiềng bếp ga vào, đun sôi để tăng hiệu quả. Cuối cùng, bạn chỉ cần dùng khăn lau sạch, rửa lại bằng nước ấm để tăng hiệu quả.

Bước 2: Vệ sinh mâm chia lửa bếp ga

Sau khi đã tháo và vệ sinh kiềng bếp ga, thì mâm chia lửa là bộ phận tiếp theo bạn cần làm sạch. Bộ phận này nếu bị quá bẩn sẽ dẫn đến tình trạng bếp gas bật không lên lửa. Do vậy, để bếp được hoạt động tốt, bạn nên vệ sinh thường xuyên.

Vệ sinh bếp gas b1: Vệ sinh mâm chia lửa bếp ga
Vệ sinh mâm chia lửa bếp ga

Cách vệ sinh mâm chia lửa cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng một cây kim nhỏ, sau đó vệ sinh từng lỗ nhỏ trên mâm chia lửa. Hoặc bạn có thể dùng bàn chải chà vào mâm chia lửa để làm sạch.
Tiếp đến, bạn dùng miếng vải lau xung quanh bộ phận này. Ngâm mâm chia lửa bếp gas vào nước ấm khoảng vài phút. Cuối cùng bạn lau sạch bằng khăn, kết hợp thêm nước rửa chén cho hiệu quả. Bộ phận này bạn để khô ráo.

Bước 3: Vệ sinh mặt bếp và toàn bộ thân bếp gas

Đây là những bộ phận cuối cùng trong quy trình vệ sinh bếp ga. Bộ phận này cũng là những bộ phận dễ làm sạch nhất. Đặc biệt với các loại bếp gas mặt kính, hay inox, việc làm sạch khá dễ dàng.
Đối với các loại bếp gas mặt kính, bạn chỉ cần vệ sinh mặt bếp bằng các loại nước lau kính thông thường. Trong trường hợp vết bẩn nhiều hơn, bạn có thể sử dụng thêm nước rửa bát, dùng khăn mềm để chà và đánh sạch các vết bẩn. Ngoài ra, trong trường hợp các vết bẩn quá cứng đầu, bạn có thể dùng chanh, hoặc dùng bột baking soda kết hợp giấm trắng. Khi đó, mọi vết bẩn cứng đầu trên bề mặt bếp sẽ được đánh sạch.

Vệ sinh bếp gas b3: Vệ sinh mặt bếp và toàn bộ thân bếp gas
Vệ sinh mặt bếp và toàn bộ thân bếp gas

Đối với các mặt bếp gas thông thường, bạn có thể dùng khăn ẩm kết hợp với nước tẩy nhẹ để làm sạch. Nước tẩy có thể là nước rửa chén bát thông thường. Và sau đó bạn hãy lau khô. Ngoài ra với bếp gas dương, bạn có thể lật bếp lên xem dưới bếp có bị mạng nhện, hoặc các loại bẩn ở dưới chân bếp không. Nếu có bạn cần phải lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bề mặt đặt bếp.

Bước 4: Lắp các bộ phận vào bếp

Sau khi đã làm sạch kiềng bếp ga, mâm chia lửa, mặt bếp và các bộ phận khác, bạn cần đảm bảo tất cả đã khô ráo. Khi đó, bạn lắp kiềng bếp ga vào. Khi lắp kiềng, bạn kiểm tra xem kiềng đã lắp đúng chiều chưa, đã đúng vị trí chưa.

Và cuối cùng khi đã làm sạch bếp ga và lắp bếp, bạn có thể mở van gas và kiểm tra thử. Như vậy là toàn bộ quy trình vệ sinh bếp gas đã hoàn tất. Bạn có thể sử dụng bình thường. Và nhớ hãy vệ sinh bếp thường xuyên để bếp được bền hơn, sạch sẽ hơn.

Một số mẹo làm sạch bếp ga bạn có thể tham khảo

Để giúp tăng tuổi thọ cho bếp, và không để các vết bẩn cứng đầu bám vào các bộ phận của bếp, thì việc đầu tiên bạn cần thực hiện là vệ sinh thường xuyên. Khi đó, bạn hoàn toàn yên tâm sẽ không mất nhiều thời gian để làm sạch.

Ngoài ra trong quá trình làm sạch, tẩy rửa bếp ga, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu có sẵn sau để vệ sinh:

  • Bột baking soda
  • Giấm trắng, hoặc chanh
  • Nước rửa chén bát
  • Muối, dầu ăn…